Nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc cổ đại có bề dày lịch sử lâu đời, địa điểm phân bố rộng cùng với những đặc trưng riêng biệt. Kiến trúc này có ảnh hưởng trực tiếp đối với kiến trúc Nhật cổ và kiến trúc Việt Nam. Vậy tại sao nó lại có tầm ảnh hưởng đến như vậy? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây.
*Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia.
Lịch sử kiến trúc Trung Quốc cổ đại
Kiến trúc Trung Quốc cổ đại là những công trình kiến trúc được xây dựng vào thời Trung Quốc cổ, mang đậm dấu ấn đặc sắc của nền văn hoá truyền thống Trung Quốc. Từ thời nguyên thủy đến thời nhà Hán, kỹ thuật trên các tòa nhà kết cấu gỗ đã dần dần được cải thiện và hoàn thiện. Đến triều đại nhà Tùy và nhà Đường, kỹ thuật làm gạch xuất hiện, đồng thời trở nên phổ biến rộng rãi.
Lầu Hoàng Hạc Lâu - kiến trúc cổNhà Tống là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử kiến trúc Trung Quốc cổ đại. Quy mô của các tòa nhà trong thời nhà Tống nhỏ hơn nhiều so với triều đại nhà Đường. Tuy nhiên, các tòa nhà đã được thiết kế đẹp và đa dạng hơn với nhiều loại nhà và mô hình khác nhau, chẳng hạn như cung điện, gian hàng, các tòa nhà cao tầng và sân thượng,...
Trong thời nhà Nguyên, nhiều ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng và nhà thờ Hồi giáo Hồi giáo đã được xây dựng, đồng thời lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ tới kiến trúc trên toàn quốc.
Đặc trưng trong nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc cổ đại
Đặc trưng nổi bật nhất trong kiến trúc Trung Quốc cổ đại là việc sử dụng các khung nhà làm từ cột gỗ, xà, sử dụng dầm nhà, dầm đỡ để tạo nên một khung xương chắc chắn cho ngôi nhà. Điểm đặc biệt là tường chỉ bao bọc xung quanh ngôi nhà và không có tác dụng nâng đỡ, tạo thành nét độc đáo riêng cho công trình nơi đây. Những cột gỗ quý giá để xây nhà đòi hỏi phải trải qua các bước kiểm tra cùng với phương pháp thanh lọc kỹ càng, sau đó trang trí những họa tiết cầu kỳ và sơn màu bóng.
Những tòa nhà cổ đại của Trung Quốc có lịch sử lâu đời và ngôi nhà cổ đại nhất có từ triều đại nhà Thương từ thế kỷ 16 – năm 771 trước Công Nguyên. Những công trình kiến trúc Trung Quốc cổ đại được hình thành dựa trên những nguyên tắc riêng về cấu trúc và bố cục.
Theo dòng chảy miệt mài của thời gian cùng với nhiều kỳ quan nổi bật, những công trình kiến trúc này đã cho thấy sự cần cù và thông minh của nhân dân lao động, tiêu biểu phải kể đến những công trình như: Vạn Lý Trường Thành, Đền Bạch Mã, Hang Mạc Cao,…
→ Bài viết tham khảo: Thiết kế phòng ngủ kiểu Trung Quốc có gì đặc biệt?
Một số công trình tiêu biểu của kiến trúc Trung Quốc cổ đại
Vạn Lý Trường Thành
Nhắc tới những công trình kiến trúc Trung Quốc cổ đại nổi tiếng nhất, không thể không nhắc đến Vạn Lý Trường Thành. Nơi đây được coi là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ V trước Công nguyên cho tới thế kỷ XVI, nhằm mục đích bảo vệ người Trung Quốc thoát khỏi sự xâm lược của người Mông Cổ và người Thổ Nhĩ Kỳ.
Vạn Lý Trường Thành công trình kiến trúc Trung Quốc cổ đạiVạn Lý Trường Thành dài 21.196 km, chiều cao trung bình tường thành là 7m so với mặt đất đi lên, mặt trên của Vạn Lý rộng trung bình 5 – 6m. Công trình đặc biệt này được UNESCO liệt vào danh sách “Bảy kỳ quan thời Trung cổ của thế giới” vào năm 1987.
Đoạn Trường Thành đẹp nhất là Mộ Điền Dụ, được bao phủ bởi rừng cây xanh và muôn hoa. Vào thời điểm giữa năm, muôn hoa lại khoe sắc, khoác lên Mộ Điền Dụ một “tấm áo” đẹp đến nao lòng.
Tử Cấm Thành
Công trình kiến trúc Trung Quốc cổ đại nổi tiếng này còn được gọi là Cố Cung, nằm ngay ở trung tâm Bắc Kinh. Đây là cung điện lớn nhất của Trung Quốc, đã từng là nơi ở chính của các vị vua từ Triều Minh đến cuối triều đại nhà Thanh. Diện tích Tử Cấm Thành lên đến 720.000 m², gồm 800 cung và 9999 phòng với bốn cổng chính dẫn vào thành. Ngoài ra, Cấm Thành được bao bọc bởi bức tường thành cao 11m, dài 3.400m cùng hào sâu và bốn vọng gác ở xung quanh bốn góc thành.
Tử Cấm Thành công trình kiến trúc cổ Trung QuốcTử Cấm Thành bao gồm ba đại điện chính là : Thái Hoà, Trung Hoà, Bảo Hoà và được chia làm hai khu: ngoại đình và nội đình. Ngoại đình còn gọi là tiền triều ở phía Nam, dành cho các lễ nghi, hay chương trình lễ hội lớn. Nội đình hay được gọi Hậu cung, ở phía Bắc là nơi ở của Vua chúa trong Hoàng thất nghỉ ngơi.
Tất cả kiến trúc Tử Cấm Thành được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ và tinh tế với những chất liệu quý hiếm, độc đáo. Đến đây, chủ nhân sẽ phần nào hiểu được cuộc sống vương giả, xa hoa đầy quyền uy của của các triều đại phong kiến Trung Hoa.
Thành cổ Bình Dao
Thành cổ Bình Dao là một khu định cư nằm ở trung tâm của tỉnh Sơn Tây, cách thành phố Thái Nguyên hơn 90km. Công trình kiến trúc Trung Quốc cổ đại lâu đời này được xây dựng từ thời Tây Chu dưới thời Chu Tuyên Vương (827-782TCN). Đến thời Minh Hồng Vũ, Thành cổ Bình Dao được trùng tu, bọc gạch toàn bộ và đến thời vua Khang Hy, nơi đây được xây dựng thêm các tòa lầu vô cùng hoành tráng.
Thành Cổ Bình ĐaoThành cổ Bình Dao mang đậm dấu ấn của kiến trúc cổ đại Trung Hoa. Công trình này bao gồm có sáu cửa, hai bên cửa đào có hai cái giếng nước, tượng trưng cho mắt con rùa, được xây xây gạch lợp ngói và kết cấu gỗ. Tường thành cao 10m, đỉnh thành dày 4-10m, chân thành dày 5-11m. Thành cổ Bình Giao được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới năm 1997.
Thiên Đàn Bắc Kinh
Đền Thiên Đàn hay công viên Thiên Đàn là một công trình tôn giáo rộng lớn nằm phía Đông Nam thành phố Bắc Kinh. Thiên Đàn được xây dựng năm Minh Vĩnh Lạc thứ 18, năm 1420. Đây là nơi mà các hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh thực hiện các nghi lễ tế trời.
Thiên Đàn Bắc Kinh lộng lẫy và uy nghiKiến trúc Trung Quốc cổ đại này được xây dựng trên một khu đất rộng 2.730.000 m. Thiên Đàn có ba công trình chủ yếu là: Hoàn Khưu đàn, Hoàng Khung Vũ và Kỳ Niên điện. Nơi đây đã tạo điểm ấn với những khung cảnh “đốn tim” bởi lối kiến trúc cổ đại, đậm nét Trung Hoa, đầy ấn tượng, không gian vô cùng thanh bình, được ngăn cách bởi những ồn ào ngoài kia bằng những bức tường cao chắc chắn.
0 Nhận xét